Kỹ năng đàm phán lương hiệu quả

Lượt xem:

Đọc bài viết

Đàm phán lương là một trong những giai đoạn quan trọng trong buổi phỏng vấn tìm việc làm tại Hà Nội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đậu hay rớt của ứng viên. Với người lao động có nhiều kinh nghiệm. Nếu không có kỹ năng đàm phán lương thì thường nhận được mức lương thấp hơn so với năng lực. Khiến họ không có động lực làm việc. Vậy làm sao để đàm phán lương được như ý?

Xác định bạn cần bao nhiêu và giá trị của bạn trước khi đàm phán lương

Để xác định bạn cần bao nhiêu. Rất đơn giản, bạn hãy liệt kê những chi phí, nhu cầu của bản thân trong một tháng. Gồm có chi phí sinh hoạt hằng tháng (xăng xe, điện nước, ăn uống, thuốc men,…). Chi phí học thêm, xã giao,… Tổng của chi phí này là mức lương tối thiểu bạn cần có.

Tiếp đến, xác định giá trị của bản thân. Hãy dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân để đưa ra một mức giá mà bạn cảm thấy hài lòng.

Một số tiêu chí để xác định năng lực của bản thân gồm: học vấn, số năm kinh nghiệm trong nghề, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích đã đạt được, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc,… Hiện tại không có một thang giá trị nào để quy ra tiền mà bạn có thể dựa vào. Nếu bạn cảm thấy khó xác định bạn cần bao nhiêu. Hãy tham khảo trên thị trường.

Tham khảo mức lương bình quân trên thị trường có thể trả cho vị trí của bạn

Một vị trí công việc ở mỗi thị trường việc làm khác nhau sẽ trả mức lương khác nhau. Ở thị trường việc làm tại Hà Nội. Mức lương bình quân cho mỗi vị trí nằm trong top cao nhất cả nước. Vì thế bạn có thể truy cập vào các trang tuyển dụng như hanoijob.vn để tham khảo những mức lương các doanh nghiệp trả cho vị trí tương tự. Sau đó cộng thêm một phần dựa vào giá trị, kinh nghiệm của bạn. Bạn sẽ xác định được một mức lương cần thiết.

Ví dụ: Vị trí Junior Developer cho một công ty lập trình web tại Hà Nội trả lương 12 triệu/tháng. Với 4 năm kinh nghiệm của bạn và am hiểu thêm một số ngôn ngữ lập trình khác. Bạn có thể cộng thêm cho mình 3 triệu nữa. Từ đó, mức lương bạn cần là 15 triệu/tháng.

Những lưu ý khi đàm phán lương

Đàm phán lương vào thời điểm thích hợp

Trong một buổi phỏng vấn. Bạn không nên vội vàng nói về mức lương khi buổi phỏng vấn chỉ mới bắt đầu. Thời điểm thích hợp để đàm phán lương là khi được nhà tuyển dụng đề cập đến phúc lợi và lương bổng. Hoặc khi bạn đã thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy hết kinh nghiệm và khả năng của bạn.

Linh hoạt trong đàm phán

Trước khi vào phần đàm phán lương. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ các phúc lợi, chế độ đãi ngộ của công ty. Từ đó có thể thay đổi giới hạn mức lương mong muốn của mình. Đảm bảo sự hài lòng của đôi bên.

Xử lý khôn ngoan khi bị đưa ra mức lương thấp hơn kỳ vọng

Đây là tình huống mà đa phần người lao động nào cũng sẽ gặp phải. Nhưng không phải ai cũng có thể xử lý được tình huống này. Theo các chuyên viên kinh nghiệm lâu năm. Khi bị nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn kỳ vọng của bạn. Hãy nói thêm về những khó khăn có thể gặp khi làm ở vị trí đó. Thể hiện thêm những kỹ năng liên quan nhằm hỗ trợ hoàn thành tốt công việc. Và hơn hết, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng: nếu được trả lương cao hơn, bạn sẽ toàn tâm toàn ý cống hiến cho công ty mà không đắn đo về chuyện lương thưởng nữa.

Sẵn sàng rời bỏ

Trong trường hợp đàm phán lương không thành công. Bạn hãy từ chối nhận việc và tìm một công ty khác phù hợp hơn. Đôi khi việc không hài lòng với những gì mình nhận được sẽ làm nhà tuyển dụng mất đi một ứng viên tiềm năng. Với những công ty đang khát nhân lực. Họ sẽ cân nhắc lời đề nghị của bạn.

Nhưng để chắc chắn hơn, bạn hãy xin nhà tuyển dụng một ít thời gian để suy nghĩ thêm về vấn đề này.